Lỗi chính tả lâu năm của báo chí và thư viện điện tử

Mèo Sâu Biết sẽ lấy một ví dụ mà ít ai ngờ tới nhất đó là Wikipedia trong bài tiểu sử của Cam Đình Đình đã viết sai từ họ Cam thành họ ” Can ” dù đã có trích dẫn 6 bài tham khảo bằng tiếng Trung và đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng không một ai phát hiện ra lỗi chính tả này ? có thể thấy bản phiên dịch đầu tiên do vội vã mà đã viết sai vì 2 phím M và N nằm cạnh nhau còn những bản chỉnh sửa của sau này hoàn toàn là chép qua chép lại và những người này không hề biết tiếng Trung cũng chưa từng đọc tài liệu tham khảo . Bây giờ thử tra từ khóa Can Đình Đình sẽ thấy có rất nhiều báo điện tử uy tín cũng mắc lỗi y chang như vầy dù bọn họ có trình độ chuyên môn cao nhưng lại không có thói quen tự phiên dịch .

Đọc xong phần ở trên chắc vài người sẽ đổ lỗi cho Wikipedia ? vì nó quá uy tín nên chúng tôi mới chủ quan vào nó , vậy hãy chuyển sang một ví dụ khác đó là tên của diễn viên Kim Hãn ( 金瀚 ) một cái tên chưa có trên Wikipedia vậy mà nhiều báo vẫn ghi nhầm là ” Kim Hạn ” trong khi chữ ” 瀚  / Hãn ” này chỉ có một nghĩa duy nhất nhưng vẫn dịch nhầm ? không biết trường hợp này là họ tự dịch hay chép của ai ?

Ngoài thói quen sao chép ra còn một lý do khác khiến nhiều báo điện tử dù biết đã dịch sai nhưng vẫn không chịu sửa ? chính là vì tốp từ khóa ! bản dịch cũ tuy sai chính tả nhưng nó đã phổ biến trên mạng bây giờ chỉnh sửa lại thì đó sẽ là một từ khóa mới và khó lên tốp ! dù có là những thư viện và báo điện tử uy tín nhất thì họ vẫn đề cao mấy bảng xếp hạng hơn cả độ chính xác ?

, , ,
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận